Tài chính - Bảo hiểm

Xây dựng kế hoạch tài chính vững chắc cho tương lai ở tuổi 20

29/08/2023 | Tp. Hồ Chí Minh
Đăng bởi FWD

Bạn có khi nào suy nghĩ về tương lai tài chính của mình chưa? Mặc dù nó có vẻ giống như một dự định còn khá xa, tuy nhiên việc bắt đầu lập kế hoạch tài chính sớm có thể có tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn sau này. Khi trở nên mất động lực để theo đuổi kế hoạch tài chính mà bạn đã lập ra, hãy coi đó là cơ sở và nền tảng tích cực cho cuộc sống trong mơ của bạn trong tương lai. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự ổn định về tài chính và sự linh hoạt để sống cuộc sống mà chúng ta lựa chọn. Vì vậy, hãy chịu trách nhiệm về tương lai tài chính ngay bây giờ khi còn có thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách bạn có thể chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính của mình như thế nào khi đang trong giai đoạn còn trẻ.

Lập kế hoạch tài chính với một mục tiêu rõ ràng

Việc nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ở độ tuổi 20 là vô cùng quan trọng, do đó hãy cùng thảo luận về điều đầu tiên mà chúng ta có thể thực hiện để đặt nền móng cho một tương lai vững mạnh: xác định các mục tiêu tài chính của mình. Các mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được là điều cần thiết để định hướng các quyết định và hành động tài chính của chúng ta. Hãy nghĩ về những mục tiêu này như những bước đệm sẽ hướng dẫn chúng ta đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Mục tiêu ngắn hạn

Khi nói đến việc lập kế hoạch tài chính, sẽ luôn tồn tại một vài mục tiêu mà khi hoàn thành trong tương lai gần, nó có thể cải thiện đáng kể tình hình tài chính của bạn. Tạo quỹ khẩn cấp là một trong những mục tiêu như vậy. Vì cuộc sống luôn mang đến những điều bất ngờ nên việc có một quỹ tiết kiệm an toàn để dự phòng có thể giúp bạn yên tâm hơn trong những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, đừng quên rằng bạn cũng nên ưu tiên thanh toán các khoản lãi cao. Bằng cách thanh toán các khoản vay này càng sớm càng tốt, chúng ta có thể giảm chi phí lãi vay và có thêm khoản tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính quan trọng khác.

Mục tiêu dài hạn

Đối với các mục tiêu dài hạn, điều cần thiết là bắt đầu xem xét các kế hoạch tài chính của bạn khi nghỉ hưu. Mặc dù đối với mội số người việc nghỉ hưu có vẻ còn xa, tuy nhiên việc bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ có thể tác động đáng kể đến tương lai của chúng ta. Vì thế, đây nên là một phần trong mục tiêu dài hạn trong việc lập kế hoạch tài chính. Vì thế, bằng cách tận dụng lãi kép, các khoản đầu tư của bạn có thể tăng lên rất nhiều theo thời gian.

Tầm quan trọng của lập ngân sách trong quá trình lập kế hoạch tài chính

Sau khi đã thiết lập các mục tiêu tài chính của mình, chúng ta cần thảo luận về chiến lược để đạt được các mục tiêu đó theo hai hướng: lập và tuân thủ ngân sách. Đầu tiên, ngân sách đóng vai trò như một kế hoạch định hướng giúp chúng ta đi đúng hướng và tận dụng tối đa số tiền mà chúng ta đã làm việc rất chăm chỉ kiếm được. Ngoài ra, có ngân sách cho chúng ta khả năng quản lý tiền bạc và đảm bảo rằng chi tiêu của chúng ta phản ánh đúng như ưu tiên trong việc chi tiêu cho chúng ta.

Theo dõi chi phí của bạn

Bắt đầu bằng cách chăm chỉ theo dõi chi tiêu là điều rất quan trọng. Điều này liên quan đến việc theo dõi từng dòng tiền vào và ra khỏi tài khoản ngân hàng của bạn. Bằng cách này, bạn có thể hiểu rõ mô hình chi tiêu của mình và xác định chính xác những lĩnh vực mà bạn có thể tiết kiệm tiền hoặc thực hiện các thay đổi. May mắn thay một số công cụ và ứng dụng lập ngân sách có thể giúp quá trình này dễ dàng hơn.

Dành tiền cho những thứ cần thiết

Ở bước tiếp theo, việc để dành tiền cho những thứ cần thiết như tiền thuê nhà, điện nước hay đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và phương tiện đi lại là cần thiết. Bằng cách để dành một phần trong thu nhập của mình cho những nhu cầu thiết yếu này, chúng ta có thể đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của mình được đáp ứng đồng thời tránh được căng thẳng tài chính không cần thiết.

Tiết kiệm như một phần của lập ngân sách

Tuy nhiên, lập ngân sách liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ thanh toán chi phí của bạn. Tiết kiệm cũng nên được ưu tiên khi lập ngân sách và lập kế hoạch tài chính. Bạn nên trích ra một số tiền hàng tháng từ tiền lương của mình để tiết kiệm, ngay cả khi đó chỉ là một khoản nhỏ. Những khoản tiết kiệm này sẽ tích lũy theo thời gian và giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra. Một cách để đảm bảo kế hoạch tiết kiệm là thiết lập chuyển khoản tự động từ tiền lương của bạn sang tài khoản tiết kiệm được chỉ định.

Đầu tư để tăng trưởng tài chính

Đầu tư là một phần quan trọng khác của kế hoạch tài chính. Mặc dù trong giai đoạn đầu việc đầu tư vô cùng khó khăn, tuy nhiên nó rất cần thiết trong việc giúp chúng ta đạt được các mục tiêu tài chính của mình, đặc biệt nếu chúng ta bắt đầu từ khi còn trẻ và cho phép chúng ta sử dụng sức mạnh của lãi kép để gia tăng sự giàu có về lâu dài.

Nhóm bạn trẻ đang thảo luận

Lựa chọn đầu tư rủi ro thấp

Khi nói đến các lựa chọn đầu tư có rủi ro thấp, quỹ đầu tư và quỹ chỉ số là hai giải pháp đầu tư phổ biến. Các quỹ chỉ số cung cấp sự đa dạng hóa cho nhiều công ty và được thực hiện để tuân theo một chỉ số thị trường cụ thể. Ngược lại, các quỹ đầu tư tập hợp vốn của nhiều nhà đầu tư để cho vào một danh mục đầu tư đa dạng gồm cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác. Những phương tiện đầu tư này có thể là một nơi tuyệt vời cho các nhà đầu tư mới bắt đầu vì mang lại lợi thế về quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó, điều quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Khi tiếp tục hành trình tài chính của mình, chúng ta nên tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp với các mục tiêu tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro. Chúng ta có thể tạo ra của cải đáng kể theo thời gian và tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính của mình bằng cách đầu tư sớm. Hãy nhớ rằng đầu tư là một nỗ lực lâu dài, vì vậy hãy kiên nhẫn, duy trì hiểu biết và tận hưởng hành trình thú vị phía trước khi bạn dần đạt được các mục tiêu tài chính của mình!

Được bảo vệ về tài chính

Một khía cạnh quan trọng của kế hoạch tài chính mà chúng ta không được phép quên là luôn được bảo vệ về mặt tài chính. Khi tập trung vào việc xây dựng một cơ sở tài chính vững mạnh, chúng ta không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân và tài sản của mình thông qua bảo hiểm. Bảo hiểm hoạt động như một lá chắn bảo vệ sức khỏe tài chính của bạn bằng cách cung cấp sự bảo vệ tài chính trước những sự cố hoặc trường hợp khẩn cấp không lường trước được.

Bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm sức khỏe là một loại bảo hiểm mà bạn cũng có thể cân nhắc quan tâm, vì nó cho phép chúng ta tiếp cận điều trị y tế chất lượng cao đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí y tế cao. Những căn bệnh bất ngờ có thể nhanh chóng tiêu sạch số tiền khó kiếm được của chúng ta nếu chúng ta không có bảo hiểm phù hợp. Điều quan trọng là phải xem xét tất cả các lựa chọn bảo hiểm y tế hiện có, cho dù chúng được cung cấp bởi người sử dụng lao động hay công ty tư nhân.

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Ngoài bảo hiểm y tế, việc bảo vệ sức khỏe tài chính của chúng ta và những người thân yêu cũng nên được ưu tiên. Bảo hiểm này cung cấp sự bảo vệ tài chính trong trường hợp không may bạn được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo như đột quỵ hoặc ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo có thể hỗ trợ trang trải chi phí y tế, điều trị liên tục và bất kỳ cam kết tài chính nào khác có thể phát sinh trong thời gian khó khăn như vậy.

Mặc dù phí bảo hiểm có vẻ như là một chi phí bổ sung, nhưng chúng mang lại sự bảo vệ vô giá và sự an tâm. Bằng cách đầu tư vào bảo hiểm, chúng ta có thể bảo vệ tương lai tài chính của mình tốt hơn và giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào có thể gây nguy hiểm cho quá trình tiết kiệm đầy gian nan của chúng ta bằng cách đầu tư vào bảo hiểm. Do đó, duy trì sự bảo vệ tài chính là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính và cũng có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu mà mình đã lập ra.

Nguồn Tham Khảo:

(1) Take Profit (2021). Tìm hiểu về lãi suất kép và cách tận dụng lãi kép trong chứng khoán, truy cập ngày 09/06/2023.

(2) Vietnamnet (2022). Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?, truy cập ngày 09/06/2023.

(3) DNSE (2022). Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư có những ưu điểm gì?, truy cập ngày 09/06/2023.