Sức khỏe - Đời sống

5 di chứng từ đột quỵ và các cách điều trị mà bạn cần biết

21/11/2023 | Tp. Hồ Chí Minh
Đăng bởi FWD

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm hoặc bị gián đoạn, dẫn đến tổn thương não. Cơ hội có thể phục hồi hoàn toàn sau đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng và vị trí của đột quỵ, tuổi tác và nền tảng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân ra sao.

Dù những năm gần đây y học đã có những sự tiến bộ vượt bậc về phương pháp và khả năng chữa các loại bệnh hiểm nghèo, tuy nhiên xác suất hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ còn khá thấp. Có phần trăm rất thấp những người sống sót sau đột quỵ nhưng họ lại bị thương tật vĩnh viễn hoặc dài hạn, được gọi là di chứng. Dưới đây là 5 di chứng thường gặp của đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não và cách điều trị:

1. Cơ thể yếu đi hoặc bại liệt: Những người sống sót sau cơn đột quỵ bị yếu hoặc thậm chí liệt một bên cơ thể. Họ có thể cải thiện khả năng hoạt động của các bộ phận thông qua vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

2. Các vấn đề về ngôn ngữ: Đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể dẫn đến khó khăn trong việc hiểu, nói hoặc viết một ngôn ngữ. Ngày nay có nhiều cơ sở trị liệu các vấn đề ngôn ngữ để có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp.

3. Suy giảm nhận thức: Bị đột quỵ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của một người, bao gồm các kỹ năng giải quyết vấn đề, trí nhớ và sự chú ý. Những chức năng nhận thức này có thể được cải thiện thông qua phục hồi chức năng nhận thức.

4. Các vấn đề về cảm xúc: Cảm giác lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về cảm xúc khác sau đột quỵ là rất phổ biến. Do đó hãy tham gia vào các nhóm hỗ trợ, tham gia tư vấn và dùng thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng này.

5. Khó khăn khi ăn: Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của một người, điều này có thể dẫn đến viêm phổi do hít hoặc nghẹt thở. Để cải thiện điều này, thay đổi chế độ ăn uống và liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp cải thiện chức năng nhai nuốt của người bị đột quỵ.

Tóm lại, việc nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp và phục hồi chức năng càng sớm càng tốt sau khi bị đột quỵ là chìa khóa để tăng cơ hội phục hồi từ đột quỵ. Đặc biệt, để giảm bớt những gánh nặng tài chính trong quá trình chi trả để chữa trị, bạn có thể tham gia ngay gói bảo hiểm FWD Bộ 3 bảo vệ để nhận được sự hỗ trợ về sức khỏe tài chính kịp thời.

Thời Kỳ Vàng Để Phục Hồi Chức Năng Đột Quỵ

Trong trường hợp không may bị di chứng của đột quỵ hay tai biến mạch máu não, bạn nên tìm cách điều trị phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, thời gian vàng để phục hồi là ba tháng sau đột quỵ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng thiếu máu cục bộ não dần được cải thiện, những tình trạng như phù nề não hay xuất huyết não từ từ trở lại bình thường. Trên thực tế, quá trình phục hồi vẫn diễn ra trong não bộ sau ba tháng đầu tiên. Ngoài ra, sáu tháng đầu sau đột quỵ cũng là giai đoạn quan trọng để phục hồi.

Trong giai đoạn điều trị đột quỵ, bệnh nhận thường được bác sĩ quan tâm đến việc tái cấu trúc và chức năng bên trong của não, cũng như việc dạy bệnh nhân học lại cách sử dụng các bộ phận trên cơ thể họ. Đối với bệnh nhân đột quỵ với tình trạng nghiêm trọng hơn, vẫn có thể cải thiện đáng kể với thời gian tập luyện lâu hơn.

Hai nguoi dang cuoi noi vui ve o cong vien

Điều trị phục hồi chức năng đột quỵ

Bộ não của chúng ta có đặc tính tự tái tạo lạo và chữa lành, vì các loại trị liệu và kích thích khác nhau có thể giúp xây dựng lại mạng lưới kết nối nơ-ron não bị tổn thương, từ đó khôi phục khả năng tham gia các hoạt động của bệnh nhân đột quỵ. Một phương pháp quan trọng để phục hồi chức năng sau đột quỵ là tham gia vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân đột quỵ cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân, học lại các kỹ năng kiểm soát bộ phận và hòa nhập trở lại với công việc và cuộc sống xã hội hàng ngày. Một số ví dụ về vật lý trị liệu bao gồm tập đi bộ và điều chỉnh dáng đi.

Ngoài vật lý trị liệu, điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ còn bao gồm liệu pháp vận động. Điều này tập trung vào việc đào tạo khả năng nhận thức. Ví dụ, việc lựa chọn và thiết kế các thiết bị hỗ trợ phù hợp theo nhu cầu của bệnh nhân, điều này có thể cải thiện việc tự chủ và độc lập của họ trong cuộc sống hàng ngày. Một phương pháp điều trị phục hồi sau đột quỵ khác là liệu pháp ngôn ngữ, trong đó bệnh nhân cần tập trung vào việc rèn luyện các cơ khác nhau trong khoang miệng để giúp cải thiện giọng nói trở nên rõ ràng hơn và giảm khó khăn khi nhai hay nuốt.

Bạn có đủ bảo vệ tài chính trong trường hợp bị đột quỵ không?

Quá trình phục hồi đột quỵ đòi hỏi thời gian lớn, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến công việc của bạn từ đó ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, tài chính của bản thân. Do đó, FWD Bộ 3 Bảo Vệ là một điểm tựa vững chắc có thể hỗ trợ và giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính để bạn có thể tập trung vào quá trình hồi phục của mình.

Nguồn Tham Khảo:

(1) Medlatec (2023). Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đón và điều trị, truy cập ngày 07/07/2023.

(2) MOH (2019). Chuyên gia cảnh báo: Thời gian vàng phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ chỉ khoảng 6 tháng, truy cập ngày 07/07/2023.

(3) Vinmec (2022). Các giai đoạn phục hồi chức năng nào sau đột quỵ não, truy cập ngày 07/07/2023