Tài chính - Bảo hiểm

5 sai lầm về việc quản lý tài chính khi mới kết hôn

15/06/2023 | Tp. Hồ Chí Minh
FWD Việt Nam

Dựa trên một nghiên cứu của Đại học Kansas State (1), sự bất đồng về tài chính là lý do hàng đầu dẫn đến ly hôn. Dưới đây là một số lầm tưởng về cách quản lý tài chính của các cặp vợ chồng mà bạn có thể tham khảo để tìm giải pháp phù hợp nhất cho mối quan hệ của bạn.

Tránh nói về tiền bạc

Chủ đề tài chính là vấn đề gây căng thẳng cho nhiều cặp vợ chồng. Để tránh xung đột, một số người cho rằng trong mối quan hệ, tốt nhất nên tránh nói chuyện về tiền bạc càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, việc các cặp đôi nên làm thảo luận về thói quen chi tiêu, kỳ vọng và mục tiêu của nhau sớm để cùng đặt ra các mục tiêu tài chính trong tương lai. Những buổi thảo luận về tài chính thường xuyên cũng giúp hỗ trợ một mối quan hệ lành mạnh.

Hai người phải có tài khoản chung

Có một tài khoản chung thể hiện sự minh bạch trong tài chính của các cặp đôi. Tuy nhiên, việc sở hữu một tài khoản chung không phải là quy tắc bắt buộc phải tuân theo, vì vậy bạn không nên cảm thấy áp lực về việc này. Một số cặp đôi có tài khoản riêng hoặc tài khoản chung, hoặc thậm chí cả hai.

Lời khuyên cho các cặp đôi là bạn nên xác định rõ mục tiêu thiết lập tài khoản – tài khoản chung đó để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, để phục vụ mục tiêu tài chính trong tương lai, hay để duy trì cảm giác độc lập về tài chính.

Hãy cùng nhau thảo luận về ưu và nhược điểm của việc lập tài khoản chung và riêng. Không có công thức nào cố định cho việc này, miễn là 2 bạn thấy thoải mái và phù hợp với kế hoạch tài chính của mình.

Cap doi to chuc sinh nhat voi banh kem tai nha

Hai người phải có tính cách tài chính giống nhau

Mỗi cá nhân sẽ quản lý tài chính theo những cách khác nhau, vì vậy việc quản lý tài chính cá nhân của bạn và nửa kia có thể không giống nhau. Có người chi tiêu nhiều, người tiết kiệm, người thích mua sắm, người thích đầu tư. Giống như việc 2 người có tính cách khác nhau vẫn có thể đến với nhau, thì cách quản lý tài chính khác nhau cũng không phải rào cản quá lớn trong mối quan hệ. Việc nhận biết nửa kia của bạn quản lý tài chính theo cách nào sẽ giúp hai bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của nhau để có thể thích nghi và hòa hợp.

Người kiếm được nhiều tiền hơn có tiếng nói hơn trong mối quan hệ

Trong một vài mối quan hệ, người kiếm được nhiều tiền hơn sẽ có tiếng nói hơn vì họ hỗ trợ tài chính nhiều hơn trong mối quan hệ. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế lại không phải là một quan niệm đúng đắn cho mối quan hệ lành mạnh. Việc đóng góp tài chính cho một mối quan hệ không giống như việc trở thành cổ đông trong một công ty. Vì đây là mối quan hệ tình cảm, nỗ lực đóng góp của mỗi người không phải được tính toán hoàn toàn dựa trên tài chính.

Không có quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp

Có lẽ đây là tâm lý chung của những người trẻ tuổi. Bạn mới kết hôn, và cuộc sống có vẻ đang mở ra với bạn. Bạn có thể có những ưu tiên như trả hết nợ, tiết kiệm cho con cái hoặc mua nhà nhưng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập quỹ dự phòng khẩn cấp. Vì cuộc sống có bao giờ dễ dàng như vậy. Gia đình nhỏ của bạn luôn cần có một quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả sinh hoạt phí cho hai vợ chồng trong vòng từ 3-6 tháng khi có chuyện ngoài ý muốn như mất việc hay tai nạn xảy ra. Bạn có thể tập trung phần lớn vào tình hình tài chính hiện tại của mình nhưng bạn cũng nên có một lộ trình tài chính để đảm bảo cho tương lai.

Có một cách hiệu quả để chuẩn bị cho tương lai và bảo vệ tài chính của bạn là tham gia bảo hiểm. Vì khi bạn đã nỗ lực rất nhiều để tích lũy nhưng trong trường hợp không may bạn không thể làm việc để kiếm thu nhập hoặc thậm chí qua đời, điều đó sẽ giúp nửa kia của bạn trụ vững và được hỗ trợ tài chính. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, dù bạn sắp kết hôn hay chuẩn bị sinh con, hãy nghĩ đến sự đảm bảo tài chính để theo đuổi các mục tiêu trong đời.

Có rất nhiều bí quyết cân đối chi tiêu, giảm gánh nặng tài chính. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là rất quan trọng để giúp bạn chuẩn bị cho tình huống khó khăn như vậy. Bảo hiểm FWD Bộ 3 Bảo Vệ chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 500 triệu đồng cho 3 bệnh hiểm nghèo phổ biến: Ung thư, Đột quỵ và Nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo FWD Phụ Nữ Hiện Đại để được hỗ trợ tài chính lên tới 120% Số tiền bảo hiểm cho các bệnh Ung thư và Biến chứng thai sản phổ biến nhất ở phụ nữ.

Truy cập trang ưu đãi để xem các chương trình khuyến mại đang diễn ra, đồng thời dễ dàng nhận gói bảo hiểm phù hợp trong vòng vài phút!

Nguồn tham khảo:

(1) Kansas State University (2013). Researcher finds correlation between financial arguments, decreased relationship satisfaction, truy cập ngày 08/05/2023.