Sức mạnh của việc kể chuyện: Lý giải tại sao việc chia sẻ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần

Bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý từ ThoughtFull | 18/11/2021 | Thời lượng đọc: 3 phút
Group_of_friends_sitting_together_at_a_camp_site_laughing_at_the_park.jpg

Từ những câu chuyện mẹ kể bé nghe, phim bom tấn đến âm nhạc lãng mạn - con người thường bị thu hút để truyền tải ý tưởng và cảm xúc thông qua những câu chuyện. Tổ chức National Storytelling Network của Hoa Kỳ thậm chí định nghĩa Kể chuyện là một hình thức nghệ thuật cổ xưa và một hình thức biểu hiện quý giá của con người.

 

Với khả năng của nó, hình thức kể chuyện cũng được công nhận trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần với một thuật ngữ được gọi là Liệu pháp Kể chuyện. Sự kết hợp giữa kể chuyện và liệu pháp tâm lý có thể là một phương pháp điều trị tương đối mới. Tuy nhiên, đã có một số bằng chứng cho thấy sự hữu ích trong nhiều trường hợp, bao gồm cả lo âu và trầm cảm.

Lợi ích của việc kể chuyện

Friends_having_fun_and_greetings_together_on_rooftop.jpg

Hiển nhiên, kể chuyện là phần trung tâm của giao tiếp và biểu hiện cảm xúc giữa con người. Việc chia sẻ kinh nghiệm bản thân thông qua những câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện vượt khó, chúng đóng vai trò tương tự như một loại nỗ lực giúp ta vượt qua khó khăn. Hơn hết, chúng ta có thể phát triển và trưởng thành vượt qua chúng.

1.    Kể chuyện giúp xây dựng lập trường chung và sự đồng cảm

Bạn đã từng nghe ai đó chia sẻ về một trải nghiệm cuộc sống và suy nghĩ, ‘Wow, cũng có người đã trải qua điều đó nữa nhỉ? Tôi nghĩ chỉ có mình tôi!’

Rõ ràng việc chia sẻ câu chuyện có khả năng giúp người khác cảm thấy đỡ cô đơn hơn. Câu chuyện của chúng ta mang sức mạnh kỳ diệu vì chúng gợi lại lòng thương xót ngay cả đối với những người không quen biết. Thông qua những câu chuyện được chia sẻ, chúng ta cũng tạo cơ hội để hiểu người khác và nuôi dưỡng sự đồng cảm đối với họ.

2. Kể chuyện giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc của mình một cách tích cực

Nghiên cứu (2) cho thấy rằng việc kể chuyện (chẳng hạn như viết ra giấy) có thể giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng và các sự kiện đau thương và chúng có  ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Kể chuyện giúp mọi người xác định các góc nhìn khác nhau, mở rộng quan điểm bản thân, thách thức các niềm tin không lành mạnh và mở ra cho họ những quan điểm mới phản ánh một câu chuyện chính xác và lành mạnh hơn.

3. Kể chuyện cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của chúng ta

Khi chúng ta chia sẻ câu chuyện của mình, chúng ta thường nói về cả vấn đề và điểm mạnh của chúng ta. Bằng cách khám phá sâu sắc về kinh nghiệm cá nhân, chúng ta phát hiện ra nguyên nhân thực sự của những khó khăn cũng như cách chúng ta sử dụng điểm mạnh của mình để tiếp cận chúng. Không chỉ vậy, việc kể chuyện thúc đẩy chúng ta tách bản thân khỏi vấn đề của mình. Quá trình này giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc chủ động và đưa ra quyết định hợp lý.

Làm sao để bắt đầu?

Friends_hiking_on_the_mountain.jpg

Nhưng câu chuyện không chỉ đơn thuần là đọc hoặc nghe. Và chúng không phải đặc quyền chỉ dành cho những nhà văn hay đạo diễn phim. Quan trọng hơn hết, câu chuyện có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức, xã hội và cảm xúc của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu cách bạn có thể bắt đầu một câu chuyện: 

1. Nhận thức sự lo lắng của bạn

Dù bạn đang nói chuyện với một người hay một trăm người, việc chia sẻ câu chuyện của mình có thể là một việc đáng sợ. Tuy nhiên, việc thừa nhận sự lo lắng và đề cao những điểm yếu của bạn có thể giúp bạn giảm bớt những nỗi sợ này.

Hãy dành cho bản thân thời gian cần thiết. Và nếu việc chia sẻ câu chuyện của bạn quá nhiều lần khiến bạn cảm thấy e ngại, thay vào đó bạn có thể tìm một người bạn tin tưởng để nói chuyện.

2. Chọn hình thức chia sẻ phù hợp với bạn

 Không có cách chính xác nào hay nền tảng hoàn hảo để chia sẻ câu chuyện của bạn. Phương thức và địa điểm chia sẻ hoàn toàn do bạn quyết định. Có lẽ bạn cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi xuống với bạn bè và gia đình. Hoặc có thể bạn thích đăng lên blog hoặc Instagram. Hãy tự do chọn một nền tảng hoặc một người mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

3. Sử dụng gợi ý kể chuyện

Mọi người dễ dàng bắt đầu kể chuyện khi họ có một trải nghiệm đáng nhớ mà họ háo hức muốn chia sẻ. Nhưng đôi khi thật không tự nhiên để bắt đầu kể về một câu chuyện cá nhân. Do đó, gợi ý kể chuyện là một cách hiệu quả để giúp chúng ta nghĩ đến những trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống.

Chọn một gợi ý khiến bạn thích thú, giúp bạn phát triển một câu chuyện với các nhân vật, hành động và cảm xúc sinh động. Hãy nhớ rằng, bạn không chỉ tiết lộ điều gì đã xảy ra với bạn, mà còn tiết lộ một phần của bản thân.

Dưới đây là một số gợi ý kể chuyện để giúp bạn bắt đầu câu chuyện của mình:

  •  Viết một câu chuyện về một thành tựu đạt được
  • Viết về lần thất bại trong việc đạt được điều gì đó và bài học bạn đã rút ra.
  • Viết một câu chuyện về điều tốt nhất, kỳ lạ nhất hoặc tồi tệ nhất đã xảy ra với bạn.

Kết luận

Tác giả người Đan Mạch Isak Dinesen từng trích dẫn: “Mỗi cuộc đời con người đều có một câu chuyện để kể.”

Vì trải nghiệm con người của chúng ta rất phức tạp, nên chúng ta cần tìm một cách để hiểu chúng. Do đó, con người tự nhiên bị thu hút để chia sẻ kinh nghiệm qua các phương tiện kể chuyện khác nhau. Và điều này có thể đặc biệt tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần của chúng ta khi chúng ta đang chiến đấu với đại dịch covid-19.

Bằng cách khai thác sức mạnh của việc kể chuyện, chúng ta biết được khả năng kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc và thậm chí hành động của mình. Cuối cùng, việc thay đổi thái độ mà chúng ta nhận thức được từ việc chia sẻ câu chuyện của mình có thể truyền động lực giúp ta trở nên kiên cường hơn trong cuộc sống hàng ngày.

FWD cùng ThoughtFull sẵn sàng đồng hành với bạn!

Muốn tìm một chuyên gia sẵn sàng giúp bạn trong hành trình sức khỏe tinh thần trọn vẹn? Tận hưởng gói thử nghiệm 1 tháng* trên ứng dụng ThoughtFullChat (cung cấp bởi FWD) bao gồm

  • Bộ công cụ tự phục vụ trực tuyến (vd, công cụ theo dõi tâm trạng, ghi chú, đánh giá sức khỏe và hơn thế nữa)
  • Gói học tập được chứng nhận khoa học
  • Gói huấn luyện bằng văn bảng không giới hạn với chứng nhận chuyên gia sức khỏe tinh thần trong một tháng

*Trải nghiệm gói thử nghiệm 1 tháng thử nghiệm trên ThoughtFullChat tại đây.

(2) Opening up by writing it down: how expressive writing improves health and eases emotional pain, by James W. Pennebaker, PhD and Joshua M. Smyth, PhD

Share